Professional M&A and Private Equity – Pro MA&PE

Pro M&A and Private Equity

‘’…Sau một thập niên tăng trưởng mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch và tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 55 tỷ USD, thị trường M&A Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội mới. Tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt gần 5,43 tỷ USD. Dự báo năm 2019, giá trị M&A có thể gần 7,6 tỷ USD…(Theo diễn đàn đầu tư- kinh doanh 2019)’’ 

Khoá huấn luyện Professional M&A and Private Equity được hình thành để hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp có thêm những góc nhìn mới và chuyên nghiệp hoá các kĩ năng để nắm bắt cơ hội trong thời kì M&A Việt Nam đang bước vào kỉ nguyên mới.

Khai giảng Khóa Pro M&A and Private Equity

Khoá huấn luyện thực chiến và linh hoạt giúp học viên và doanh nghiệp thích ứng và phát triển trong thế giới V.U.C.A
(Volatility: biến động; Uncertainty: không chắc chắn; Complexity: phức tạp; Ambiguity: mơ hồ)

M&A là cụm từ viết tắt bởi hai từ trong tiếng Anh đó là Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại). Dưới góc nhìn kinh tế,  M&A là một hoạt động mà một doanh nghiệp này dành quyền kiểm soát doanh nghiệp kia thông qua hình thức sát nhập hoặc có thể mua lại một phần số cổ phần hay toàn bộ doanh nghiệp kia.

SÁP NHẬP là sự liên kết sát nhập giữa hai doanh nghiệp có cùng quy mô, từ đó cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Sau khi sát nhập thì toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích chung của doanh nghiệp bị sát nhập sẽ về tay doanh nghiệp sát nhập.

MUA LẠI là hình thức mà một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại doanh nghiệp nhỏ yếu hơn, tuy nhiên khác với hình thức sát nhập thì doanh nghiệp bị mua lại vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân như cũ. Doanh nghiệp mua lại sẽ có toàn quyền sở hữu hợp pháp doanh nghiệp được mua.

Các hình thức thực hiện và mục đích của M&A

Về cơ bản M&A sẽ được phân loại theo tính chất được chia làm 3 hình thức cơ bản thường thấy.

M&A theo chiều dọc

Đây là hình thức M&A thường được thực hiện giữa hai doanh nghiệp có cùng một dịch vụ tốt, có cùng chuỗi giá trị sản xuất. Điểm khác biệt duy nhất giữa hai doanh nghiệp là giai đoạn hoạt động sản xuất mà hai công ty này đang thực hiện. Để giúp các bạn dễ hình dung hơn đó là một chuỗi cửa hàng cà phê sát nhập với nhà máy cà phê, đây được hiểu là sát nhập theo chiều dọc.

Hai doanh nghiệp này cùng kinh doanh một mặt hàng nhưng chỉ khác nhau về giai đoạn sản xuất. Hình thức sát nhập này thường được thực hiện nhằm giúp luôn đảm bảo nguồn cung cấp nguồn hàng thiết yếu, tránh mọi sự gián đoạn trong nguồn cung cấp. Việc sát nhập này cũng nhằm mục đích giảm nguồn cung cấp cho các đối thủ cạnh tranh từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm thiểu các chi phí trung gian không cần thiết.

M&A theo chiều ngang

Đây là hình thức M&A thường  được thực hiện giữa hai doanh nghiệp có cùng dòng sản phẩm với nhau, có cùng dịch vụ với nhau. Nói cách khác đây là những công ty cùng ngành, có cùng giai đoạn sản xuất và các doanh nghiệp này thường là đối thủ trực tiếp của nhau trên thị trường.

Có thể lấy ví dụ như thương vụ đình đám Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á. Trước khi mua lại thì hai công ty này là đối thủ kinh doanh trực tiếp của nhau. Lợi ích rõ ràng của thương vụ sáp nhập này là giúp Grab tăng thị phần rõ rệt, gia tăng lợi lợi nhuận, trực tiếp loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

M&A kết hợp 

Đây là hình thức M&A nhằm mục đích tạo nên những tập đoàn. Việc sát nhập theo hình thức này thường diễn ra giữa các công ty mà họ cùng cung cấp cho cùng một đối tượng trong một ngành hàng cụ thể. Tuy nhiên các sản phẩm, dịch vụ của những công ty này không giống nhau. Thường là các sản phẩm, dịch vụ sau khi sát nhập sẽ bổ sung cho nhau.

Khó có thể nói thời gian chính xác của một thương vụ M&A nhưng nó thường mất khoảng từ 6 tháng đến vài năm tùy vào quy mô hai doanh nghiệp. Quy trình thực hiện M&A sẽ gồm những bước như sau đây.

1, Xây dựng chiến lược và xác định mục tiêu M&A tiềm năng 

Đây là bước quan trọng trong một thương vụ M&A. Trước khi bước vào quá trình M&A thì những lãnh đạo cấp cao sẽ cần phải xây dựng cho doanh nghiệp mình một chiến lược rõ ràng về những gì mà mình mong muốn, những gì sẽ đạt được từ thương vụ M&A này, điều này là rất quan trong bởi cần phải có chiến lượng rõ ràng mới xác định được các mục tiêu tiềm năng để sát nhập. Những mục tiêu tiềm năng này có thể là vị trí địa lý, lợi nhuận, tệp khách hàng.

2, Đánh giá các mục tiêu tiềm năng

Những lãnh đạo, người quán lý sẽ dựa trên các mục tiêu tiềm năng từ bước xây dựng chiến lược đánh giá từng tiêu chí được đưa ra từ đó chọn ra các mục tiêu tiềm năng từ danh sách đã lập. Bước này khá quan trọng bởi nó quyết định lớn đến sự thành công của thương vụ M&A.

3, Lập kế hoạt sát nhập, mua lại

Bộ phận liên quan sẽ liên hệ với các công ty đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tiềm năng có trong danh sách cần M&A.  Sẽ có thể cần đối thoại nhiều lần nhằm đưa ra các tiêu chí tốt cũng như là có thêm thông tin giúp tìm ra mục tiêu tiềm năng nhất, phù hợp nhất với thương vụ M&A.

4, Phân tích và định giá

Nếu mọi chuyện đều tốt đẹp thì bước tiếp theo cần yêu cầu công ty bị thâu tóm, sát nhập sẽ đưa thông tin tình hình tài chính hiện tại để có thể phân tinh thêm từ đó giúp đánh giá đúng tình hình để đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp cho thương vụ.

5, Tiến tới đàm phán

Quá trình này diễn ra sau khi đã trải qua phân tích và đánh giá đúng tiềm năng.  Tiến tới đưa ra một số mô hình định giá của công ty là mục tiêu M&A. Đàm phán ban đầu đưa ra một đề nghị hợp lý, sau khi đã được trình bày thì hai công ty có thể tiến tới thương lượng những điều khoản chi tiết hơn.

6, Bắt đầu thẩm định

Đây là một bước rất quan trọng, bước thẩm định này nhằm giúp xác nhận hay điều chỉnh giá trị của công ty mục tiêu bằng cách tiến hành phân tích và kiểm tra tất cả các yếu tố như các thông số tài chính, tài sản hiện hành, các khoản nợ, nguồn nhân lực hiện có và các khách hàng hiện tại.

7, Thực hiện hợp đồng mua bán

Nếu không có gì phát sinh phức tạp sau quá trình thảo luận, đánh giá lại thì thực hiện hợp đồng mua bán là bước gần như cuối cùng. Hai bên sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về thỏa thuận mua bán cho dù là mua cổ phần hay mua tài sản.

8, Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Khi thỏa thuận được ký kết, nhà đầu tư sẽ nhận được một cổ phiếu mới trong những danh mục đầu tư hay cổ phiếu mở rộng của công ty mua lại hoặc có thể đôi khi nhà đầu tư sẽ nhận được loại cổ phiếu mới, đây là loại cổ phiếu xác  định một thực thể doanh nghiệp mới vừa được tạo ra bởi thương vụ M&A.

Trong trường hợp một vụ sát nhập mà một công ty mua lại một công ty khác thì công ty mua lại sẽ thanh toán cho cổ phiếu của công ty bị mua bằng cổ phiếu, tiền mặt hoặc có thể là cả hai.

9, Kết thúc quá trình mua bán

Kết thúc quá trình này thì nhóm quản lý của công ty mua lại và công ty bị mua sẽ làm việc cùng với nhau trong quá trình sát nhập hai công ty. Người mua thường sẽ phải tích hợp công ty bị mua làm công ty con của công ty mẹ hoặc sẽ phải đảm bảo rằng công ty con kia có thể hoạt động độc lập như một doanh nghiệp bình thường.

Trên đây là 9 bước trong quy trình thực hiện một thương vụ M&A. Hoạt động M&A doanh nghiệp tại Việt Nam rất sôi nổi trong những năm vừa qua, tuy nhiên cũng phải nói không phải thương vụ M&A nào cũng thành công mà nó luôn có những rủi ro nhất định cả chủ quan lẫn khách quan cho nhà đầu tư. Các vấn đề doanh nghiệp thường phải đối mặt đó là vấn đề phân khúc khách hàng, thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu nhất là trong trường hợp sát nhập giữa hai đối thủ cạnh tranh thì sẽ có khả năng cao xung đột về giá sản phẩm, hệ thống phân phối, văn hóa công ty cũng như con người.

M&A giúp thâu tóm các doanh nghiệp đối thủ, đi sâu hơn vào thị trường nhanh hơn nhưng doanh nghiệp cũng cần phải có những điều chỉnh tỉnh táo về các yếu tố truyền thông, con người, văn hóa công ty, quy trình làm việc cũng như định vị thương hiệu. Có thể kể đến 3 yếu tố doanh nghiệp cần chú ý đó là:

– Tránh những khủng hoảng truyền thông khi công bố thông tin về hoạt động M&A không chỉ từ bên ngoài mà ngay từ bên trong công ty.

– Cần điều chỉnh lại nhân sự và quy trình làm việc hợp lý, đó là sự tìm hiểu nhanh chóng về nhân sự, hệ thống phân phối để có thể trao đổi văn hóa công ty. Hai yếu tố thường gây xung đột đó là quy trình làm việc và con người.

– Cần phải thống nhất ngay các chiến lược định vị thương hiệu. Sau khi sát nhập thì ví dụ như trường hợp của Uber biến mất hoàn toàn khỏi thị trường Việt Nam. Trước đây định vị hai thương hiệu Grab và Uber là hai phân khúc hoàn toàn khác nhau.

Private Equity là gì? Định nghĩa: Private equity (PE) là một thuật ngữ chỉ chung tất cả các loại quỹ mà gom tiền của rất nhiều nhà đầu tư nhằm tích lũy hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ đô la, mà sau đó phục vụ mục đích mua cổ phần của các công ty.

Về lý thuyết, các quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital) là private equity. Nhưng “PE” thường nhắm tới các công ty trưởng thành, đã tạo ra lợi nhuận và đang cần một “phương thuốc” – và đôi khi họ còn phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn – để trở nên có giá trị hơn trên thị trường.

Trong khi đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm thường đầu tư vào các công ty non trẻ sở hữu các công nghệ mới nhất, chưa được kiểm chứng. Các quỹ private equity quan tâm nhiều hơn đến các doanh nghiệp đã trưởng thành, ví dụ như những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các công ty nhượng quyền thương mại.

Nó vận hành như thế nào: Đôi khi một private equity sẽ mua lại hoàn toàn một công ty khác. Có thể những người sáng lập sẽ ở lại để điều hành – hoặc cũng có thể không. Những chiến lược khác của các private equity bao gồm việc mua chuộc các sáng lập viên, trả tiền mặt cho những nhà đầu tư hiện tại, cấp thêm vốn để mở rộng hoặc tái cấp vốn cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Private equity cũng liên quan tới LBO (Leveraged Buy-Out), khi đó quỹ sử dụng tài sản của doanh nghiệp mua lại làm tài sản thế chấp để vay thêm tiền nhằm củng cố khả năng mua của chính mình.

Ưu điểm: Có phải tính tình người sáng lập công ty trở nên quá quái gở? Liệu các nhà đầu tư lớn có đang nằng nặc đòi lấy tiền? Có phải doanh nghiệp của bạn đang mất đi lợi thế và đang rất cần tiền và/ hoặc cần đại tu bộ máy? Private equity có thể chính là giải pháp cho tất cả những vấn đề kể trên.

Các private equity sẽ mang lại hơi thở mới về các ý tưởng và thậm chí là cả những nhà quản lý mới, những người có thể thổi một luồng gió mới vào doanh nghiệp.

Nhược điểm: Các công ty mới trong giai đoạn đầu không phù hợp với chiến lược đầu tư private equity. Bạn cũng nên nhớ rằng mục tiêu cao nhất của một private equity là khiến cho công ty có giá trị hơn so với trước đây, nhằm mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Về mặt tình cảm, đội ngũ nhân sự, vai trò của những người sáng lập trong doanh nghiệp, và thậm chí thành công dài hạn của doanh nghiệp đều bị đặt dưới mục tiêu chính. Vì vậy, hãy chuẩn bị tinh thần cho những điều tàn nhẫn sẽ xảy ra.

Điều bất ngờ: Một dạng quỹ private equity có tên gọi “quỹ tìm kiếm” (search fund) đã trở nên phổ biến gần đây. Thay vì góp tiền để đầu tư vào một doanh nghiệp, các nhà đầu tư bỏ tiền vào một người có khả năng trở thành một doanh nhân tiên phong trong việc tìm kiếm các doanh nghiệp tốt nhất để mua lại và vận hành. Nếu các CEO tương lai tìm thấy một mục tiêu phù hợp, các nhà đầu tư sau đó sẽ bỏ ra số tiền cần thiết để mua lại.

Đây có thể là câu trả lời hoàn hảo cho một doanh nghiệp không chỉ cần vốn đầu tư, mà còn cần một người điều hành mới để thay đổi tình trạng hiện tại.

Chương trình đào tạo

Lịch khai giảng dự kiến

Học phí Khoá học: 34.500.000 VND

Liên Hệ Để Được Tư Vấn